Vì sao việc nhổ cọc bê tông đưa Hạo Nam lên kéo dài sang ngày thứ 9?

Với phương án mới nhất hiện nay, việc đưa thi thể bé Hạo Nam (nạn nhân rơi xuống ống trụ bê tông ở Đồng Tháp) lên mặt đất trở về bên gia đình nên hoàn thành chậm nhất trong vòng 6-7 ngày tới.

Vụ giải cứu bé trai Thái Lý Hạo Nam rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp tới nay đã bước sang ngày thứ 9. Hiện nay, lực lượng cứu hộ vẫn đang chạy đua với thời gian đưa thi thể bé Hạo Nam lên mặt đất, trở về với gia đình.

Tính từ ngày bé Thái Lý Hạo Nam gặp nạn vào hôm 31/12 tới nay, sau khi thay đổi 3 phương án, theo các chuyên gia, phương án nhổ trụ bê tông hiện tại là chuẩn xác. Lực lượng chức năng hiện đang gấp rút thực hiện 11 bước trong phương án mới nhằm đưa trụ bê tông có chứa thi thể bé Hạo Nam lên.

Ghi nhận tại hiện trường cho thấy, các công nhân đang tiến hành đóng cọc ván thép có chiều dài 18m xung quanh trụ bê tông. Hoạt động cứu nạn, cứu hộ trong vụ giải cứu bé trai Hạo Nam rơi xuống trụ bê tông sâu 35m vẫn diễn ra khẩn trương và tuân thủ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ.

Bước sang ngày thứ 9, đã đưa được bé Hạo Nam lên chưa, vì sao việc nhổ cọc bê tông kéo dài? - Ảnh 2.

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn vẫn đang chạy đua với thời gian để sớm đưa thi thể của bé Hạo Nam trở về bên gia đình. Việc kéo trụ bê tông nguyên vẹn lên mặt đất nên được hoàn thành muộn nhất trong 6-7 ngày tới.

Việc đưa thi thể bé Hạo Nam lên mặt đất sẽ còn diễn ra bao lâu nữa? Các chuyên gia cho biết, để bảo toàn thi thể bé Hạo Nam về bên gia đình, 11 bước rút trụ bê tông lên nên được hoàn thành chậm nhất trong 6-7 ngày.

Hiện tại, đội cứu hộ đang chạy đua theo thời gian và giải pháp nảy sinh theo tình huống. Do thay đổi phương án liên tục, điều theo máy móc, huy động thêm chuyên gia nên công tác giải cứu bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp đã bị kéo dài.

Các chuyên gia cũng nhận định, về cơ bản, kéo trụ bê tông chiều sâu 35m lên khỏi mặt đất là không khó. Tuy nhiên, để kéo trụ bê tông lên không tác động tới cơ thể cháu bé mới là vấn đề.

Cọc bê tông này có 3 đoạn nối mà các mối nối cọc này không đảm bảo. Khi kéo lên, máy móc đủ sức kéo trụ bê tông lên nhưng các mối nối sẽ bị đứt, và đoạn nằm dưới không ai chắc chắn em bé nằm ở đâu. Vì vậy mà khi kéo lên rất có thể mối nối bị đứt và việc móc đoạn dưới lên còn khó hơn nữa.

Trong 2-3 ngày đầu, với phương án cứu cháu bé nhanh nhất có thể, huy động phương tiện nhanh nhất có thể với phương tiện cứu hộ thô sơ, bơm oxy vào trụ bê tông để giúp cháu bé thở.

Do phương án này không thành này nên phương án tiếp theo là tìm cách kéo trụ bê tông lên để cứu cháu bé. Khi đó phương án đưa ra là dùng lồng ván thép sâu 19m, rộng 1,5m xung quanh trụ bê tông. Sau khi hút hết bùn đất trong ống thép bao quanh cọc bê tông, lực lượng cứu hộ sẽ kéo cọc lên để giải cứu bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp. Sau khi trụ bê tông được kéo lên, lực lượng cứu hộ sẽ dùng thiết bị dò tìm chuyên dụng xác định vị trí cháu bé đang mắc kẹt, sau đó cắt ống trụ đưa nạn nhân ra ngoài. Tuy nhiên, do trụ bê tông này được ghép bởi 3 đoạn nên rất dễ đứt gãy mối nối.

Chiều tối 4/1, xét tới những điều kiện sinh tồn cũng như cháu bé đã không có phản ứng trước lực lượng cứu hộ, cháu bé được xác định đã tử vong. Từ đó tới nay, lực lượng chức năng với sự tham gia của các chuyên gia vẫn đang chạy đua với thời gian nhằm sớm đưa bé trở về bên gia đình.

Ông Lê Hoàng Bảo – Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Tháp – cho biết, lực lượng chức năng đang khẩn trương thực hiện bước 1 là đóng cọc ván thép, lắp đặt khung tầng. Sau đó tiến hành đóng ống vách, tiếp tục khoan lấy đất bên ngoài xung quanh trụ bê tông có thi thể bé Hạo Nam bên trong. Tiếp theo là đóng ống vách, khoan xung quanh trụ đến mối nối… Đây là 4 trong 11 bước của phương án giải cứu bé Hạo Nam mà lực lượng cứu hộ đang khẩn trương thực hiện.

Theo Bảo Linh/Báo Sức khỏe và Đời sống

Tin Liên Quan