(Xây dựng) – Chính phủ đã có chủ trương rất rõ là hạn chế sử dụng cát, sỏi tự nhiên, cho nên việc quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) ở mỗi địa phương không thể thiếu nội dung phát triển sản xuất cát nghiền. UBND tỉnh Thanh Hóa sớm nắm bắt, triển khai chủ trương này.
Ảnh minh họa.
Lợi thế phát triển
Ông Đào Vũ Việt – Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa, Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu sử dụng vật liệu thay thế cát, sỏi tự nhiên cho xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” cho biết: Tình hình đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày một tăng cao, khoảng 12 – 13%/năm, nhu cầu sử dụng cát xây dựng rất lớn, hằng năm tiêu thụ từ 3 triệu m3 cát xây dựng trở lên https://koreapills.com/.
Trong khi đó, tỉnh còn khoảng trên 100 mỏ cát, sỏi tự nhiên với tổng trữ lượng khoảng 13 triệu m3. Vì vậy, việc nghiên cứu sản xuất cát nghiền từ khoáng sản đá làm VLXD thay thế một phần cát, sỏi tự nhiên phục vụ thi công các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sớm được UBND tỉnh nắm bắt, chỉ đạo triển khai.
Theo quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đá làm VLXD thông thường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 572/QĐ-UBND ngày 23/2/2017, trong đó Quy hoạch 168 điểm mỏ đá trên địa bàn 23 huyện, thị xã, thành phố với trữ lượng khoảng 600 triệu m3, trong đó trữ lượng khoáng sản dự trữ khoảng 216 triệu m3, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất cát nghiền thay thế cát, sỏi tự nhiên.
Ngoài ra, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, tại Quyết định số 2324/QĐ-UBND ngày 3/7/2017, trong đó định hướng phát triển sản xuất cát nghiền tại các khu vực có quy hoạch mỏ đá làm VLXD thông thường, với công suất một cơ sở được đầu tư mới không dưới 50.000m3/năm với khu vực miền xuôi và không dưới 30.000m3/năm với khu vực miền núi, đến năm 2020 dự kiến sản xuất khoảng 1,9 triệu m3/năm, giai đoạn 2021 – 2025 tổng công suất các cơ sở mới đạt 600.000m3/năm trở lên.
Như vậy, với 168 mỏ đá có trữ lượng 600 triệu m3, được quy hoạch tại 23/27 huyện, thị xã, thành phố và trên 200 mỏ đá đã được cấp phép khai thác làm VLXD thông thường, sản phẩm cát nghiền có lợi thế để phát triển, nhân rộng sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu vật liệu phục vụ xây dựng trên địa bàn.
Định hướng đầu tư
Được biết, địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện mới có 2 đơn vị đã đầu tư lắp đạt dây chuyền sản xuất cát nghiên từ đá: Cty CP Khoáng sản Hải Đăng tại xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, công suất thiết kế khoảng 30.000m3/năm, sản phẩm cát nghiền đang phục vụ nhà máy đúc cột ly tâm của đơn vị, chưa bán ra thị trường, chất lượng bê tông được sản xuất từ nguyên liệu đảm bảo theo quy định hiện hành; Cty TNHH Phú Sơn, tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, công suất thiết kế 100.000m3/năm, sản phẩm của đơn vị đang thử nghiệm sản xuất bê tông cấu kiện phục vụ các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn.
Ông Đào Vũ Việt cho biết: Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu dự kiến lựa chọn một số doanh nghiệp sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh đã đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất cát nghiền như: Cty TNHH Phú Sơn (xã Nga An, huyện Nga Sơn) và Cty TNHH Xuân Trường (xã Quý Lộc, huyện Yên Định) để sản xuất thử nghiệm và ứng dụng kết quả thử nghiệm sản phẩm cho một số công trình đang triển khai xây dựng trên phạm vi toàn tỉnh.
Ông Hoàng Hữu Tân – Phó Vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng), Chủ tịch Hội đồng Khoa học và công nghệ chuyên ngành đánh giá hồ sơ thuyết minh cho biết: Kết quả nghiên cứu của đề tài có tính ứng dụng cao và tác động sâu rộng.
Kết quả nghiên cứu sẽ được chuyển giao đến các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sản xuất cát nghiền trên địa bàn tỉnh để định hướng cho nhà đầu tư thực hiện đầu tư công nghệ phù hợp với quy mô và điều kiện sản xuất tại mỗi địa phương, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích thúc đẩy sản xuất và đưa vào sử dụng trong công trình xây dựng.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách của tỉnh có thêm căn cứ để đưa ra các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có căn cứ để định hướng đầu tư sản xuất cát nghiền, tạo việc làm cho lao động địa phương, đóng góp nguồn thuế, phí cho nhà nước.
Việc tận thu nguồn khoáng sản dư thừa tại các mỏ đá làm VLXD để sản xuất cát nhân tạo cũng góp phần tiết kiệm được tài nguyên khoáng sản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm cấp phép khai thác mỏ cát, sỏi tự nhiên ngày một cạn kiệt và gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều, công trình hạ tầng kỹ thuật.
Kỳ vọng, đề tài sớm có kết quả, áp dụng vào thực tiễn, giải quyết được các vấn đề thực tiễn đang đặt ra.